Ý nghĩa tên gọi các địa danh tại Tây Nguyên

Rate this post

Ý nghĩa tên gọi các địa danh tại Tây Nguyên

Tìm hiểu ý nghĩa các địa danh của Tây Nguyên từ Kon Tum, Gia lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Đà Lạt. Cũng như tên gọi của những con sông và những ngọn núi cao hùng vĩ trãi dài trong trường ca Đam San

 

Dệt thổ cẩm

 

Ý nghĩa địa danh theo cách gọi của người Ê Đê

Theo nghiên cứu từ điển ngôn ngữ Ê Đê – Pháp của Durisbourne, Paris 1965 thì chúng ta có những cách gọi như sau:

Krông: suối và sông những con sông nhỏ (Krông Pa, Krông Buk, Krông Nô, Krông Ana…)

Buk: tóc ví dụ như từ Krông Buk là suối tóc

Ea: là sông nói chúng (tiếng J’Rai là Ya hay Ia, ví dịa IaPia huyện Chư Prông)

Dak: sông lớn (tiếng M’Nông là nước)

Chư: núi (Chư Yasing, Chư H’Đrông, Chư Đăng Ya)

Buôn: làng

 

Thác K50

 

Đị danh theo Tiếng Bahnar (theo đại tự điển Bahar-Pháp của Gulleminet)

Dak: nước, sông
Kon: người, kẻ, làng, bản
Ngok: núi (ví dụ Ngok Ring, hiện phiên là Ngọc Linh, núi cao nhất Tây nguyên (2877m). Ngọk: núi, Ring: làng, vùng đất chung của tổ tiên
Plei: làng (do ảnh hưởng tiếng Jarai và Chăm là Pơlei)

Địa danh theoTiếng Stiêng

Bù: người, làng bản (Bù Đốp, Bù Đăng, Bù Gia Mập…)

 

Sông Đăk Bla

 

Ý nghĩa các địa danh cấp Tỉnh, Thành phố:

Khu vực Kon Tum

Kon Tum: tiếng dân tộc Ba Na có nghĩa là Làng Hồ.
Kon có nghĩa là buôn, làng, vùng đất… Tum nghĩa là ao hồ, đầm lầy… Đây là vùng trũng dọc theo lưu vực sông Đăk Bla, có nhiều ao chuôm nên được gọi nôm na như vậy. Xưa kia khu vực này đã từng có một hồ lớn tại thành phố Kon Tum ngày nay. Ba Na là dân tộc bản địa vùng đất Kon Tum.  

 

Biển Hồ Tơ Nưng

 

Khu vực Gia Lai

Gia Lai là cách gọi khác về người bản địa là dân tộc Jarai

Người Jrai, Gia Rai hay Jarai, là một dân tc cư trú ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, đa số là tại Gia Lai và một ít ở Campuchia. Người Jrai còn có các tên gọi khác là người Jơrai, có các nhóm phương ngữ Jrai Chor, Jrai Mơthur, Jrai Hơdrung (Hơbâo), Jrai Tơbuan, Jrai Arap.

Người Jrai nói tiếng Jrai, một ngôn ngữ thuộc phân nhóm ngôn ngữ Chăm của ngữ tộc Malay-Polynesia trong ngữ hệ Nam Đảo. Người Jrai thuộc nhóm chủng tộc Austronesia.

Tại Việt Nam họ là một dân tc trong số 54 dân tc tại Việt Nam. Dân số Người Jrai là 513.930 năm 2019, 411.275 người năm 2009, và 317.557 người năm 1999

 

Tạc tượng độc mộc – Ý nghĩa địa danh Tây Nguyên

 

Phân bố

Người Jrai sinh sống và cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai (90%), một bộ phận ở tỉnh Kon Tum (5%) và phía bắc tỉnh Đăk Lăk (4%). Khoảng vài ngàn người Jrai sinh sống tại khu vực Ratanakiri, Campuchia nhưng chưa có số liệu chính thức từ Viện thống kê quốc gia Campuchia.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Jrai ở Việt Nam có dân số 411.275 người, cư trú tại 47 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Gia rai cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai (372.302 người, chiếm 29,2% dân số toàn tỉnh và 90,5% tổng số người Jrai tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Kon Tum (29.606 người), Đak Lak (19.129 người). Đây là dân tc bản địa có số dân đông nhất Tây Nguyên.

 

Ý nghĩa Pleiku

Pleiku: tiếng dân tGia Rai có nhĩa là Làng Đuôi. Plei (đúng tiếng Jrai là plơi) là làng, ku là cái đuôi. Tạm dịch: Pleiku là làng có cái đuôi, gắn liền với truyền thuyết của dân tở thành phố này… Đây là nghĩa thông dụng, còn theo Kpă Pual là chưa thuyết phục về nguồn gốc, vì người Jrai không đặt tên làng theo sự kiện mà chỉ đặt theo tên sông, núi, phương hướng, cây cối… hoặc theo tên người lập làng. Những ngôi làng được du khách yêu thích khi về du lịch tại Gia Lai như Plei Ốp, Làng Kép. Giao thông thuận tiện xe du lịch vào đến nơi kể cả xe du lịch loại lớn

 

Khu vực Đắk Lắk

Đăk Lăk: tiếng dân tM’Nông có nghĩa là Hồ nước
Đăk = nước; Lăk = hồ. Đắk Lắk, Darlac hay Đắc Lắc.
Người M’Nông hay còn gọi là người Bu-dâng, Preh, Ger, Nong, Prâng, Rlăm, Kuyênh, Chil Bu Nor, nhóm M’Nông-Bu dâng, là sắc tộc sử dụng ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Sống tập trung đông nhất là tại các huyện của tỉnh Đắk Lắk.
Đắk Lắk là một trong số các địa danh gây nhiều tranh cãi nhất về cách viết, tùy theo góc độ nhìn nhận của ngôn ngữ học, dân tộchọc hay xã hội học.
Báo của tỉnh dùng từ Dak Lak, Cổng thông tin điện tử lại là Đắk Lắk, từ khóa du lịch cũng dùng từ du lịch Dak Lak
Buôn Ma Thuôt: tiếng dân tc Ê Đê có nghĩa là Làng Cha thằng Thuột
Buôn Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột, đúng tiếng Ê Đê nói là: Buôn Ama Thuột)

 

Cách gọi tên Cha Mẹ

Khi người phụ nữ sinh con và đặt tên Rơ Chăm Lang từ đây mọi người sẽ gọi là mẹ Rơ Chăm Lang, tên của người mẹ không được sử dụng nữa, nhằm thông báo bà mẹ ấy đã có con.

Khi người đàn ông Y Mun H’Dơk được người con gái của tù trưởng tù trưởng Ama Blơi cưới về làm chồng, vì không có con, hai người nhận cháu của mình làm con nuôi tên Y Thuột và H’tế thuộc dòng họ Niê Buôn Kmriêk của buôn Ako Siêr làm con nuôi, và cái tên Ama Y Thuột bắt đầu được dân làng gọi từ đây. Vậy khi người đàn ông đã có con người ta không gọi tên cha mà thay bằng tên con thêm chữ Ama (nghĩa là đã làm cha) từ đó ông được gọi Ama Thuột.

 

Buôn Ma Thuột

Theo một số tài liệu được biết, địa danh Buôn Ma Thuột là tên của một buôn đồng bào Ê Đê Kpă, vào cuối thế kỷ XIX, vùng đất này chỉ có một buôn với khoảng 50 nhà dài, mỗi nhà có từ 30 – 40 người, do tù trưởng Ama Thuột cai quản, nằm bên dòng suối Ea Tam. Đến những năm đầu thế kỷ XX, Buôn Ma Thuột không còn là một buôn đơn lẻ nữa mà đã quy tụ, phát triển thêm hàng chục buôn. Khi Pháp lên xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở vùng đất này đã lấy tên buôn hùng mạnh nhất là Buôn Ma Thuột đặt tên để dễ cai trị.

 

Khu vực Đắk Nông

Đắc Nông: tiếng M’Nông có nghĩa là Nước(đất) của người M’Nông.
Theo giải thích của một thành viên trên Diễn Đàn Viện Việt Học: Dak Nông : vùng Đất (nước, lãnh thổ) của Con người (Mơnông). Đây là ý kiến hợp lý (hiện chưa có tài liệu lý giải khác) vì Đắk Nông là vùng đất cổ, nằm trên cao nguyên M’Nông. Có đến 38,9 % tổng số người M’Nông tại Việt Nam.  

Gia Nghĩa: dịch nôm tiếng Việt là nhà của dân Quảng Ngãi (chưa có kiểm chứng)
Gia Nghĩa là nơi định cư của một số người Việt ở Quảng Ngãi. Gia Nghĩa là thị xã tỉnh lỵ tỉnh Đắk Nông.

 

Khu vực Lâm Đồng

Lâm Đồng: đơn giản là Rừng + Đồng (ruộng).
Vì tỉnh Lâm Đồng có gốc từ tỉnh Lâm Viên (còn được gọi là Langbiang hay Lâm Biên) và tỉnh Đồng Nai Thượng. 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng

Đà Lạt: tiếng dân tLạch (Cơ ho) có nghĩa là nước của người Lạch.

Địa danh Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của dòng suối Cam Ly. Khởi nguồn từ huyện Lạc Dương, con suối Cam Ly chảy qua khu vực Đà Lạt theo hướng bắc – nam, trong đó đoạn từ khoảng hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch. Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lát, hay suối của người Lát. Người Lạch là một trong những nhóm thuộc dân tCơ Ho ( Kơ ho). Cơ ho là dân tbản địa vùng đất Lâm Đồng.